Bảng Tra Trọng Lượng Thép Các Loại Chính Xác Nhất 2022

Thép là một trong những vật liệu không thể thiếu trong bất kỳ công trình xây dựng nào hiện nay. Từ nhà ở, khu đô thị, chung cư cho đến khu vui chơi giải trí… là vật liệu đảm bảo độ bền khi kết hợp với bê tông để tạo nên bê tông cốt thép cho các công trình xây dựng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thép và trọng lượng khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của trọng lượng thép xây dựng và bảng tra trọng lượng thép thông dụng trên thị trường để bạn nắm vững.

Vai trò và ý nghĩa của trọng lượng thép xây dựng

Trọng lượng sắt thép xây dựng đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp chúng ta ước lượng khối lượng sắt thép cần thiết cho một công trình một cách chính xác nhất. Bạn có thể dễ dàng tính toán khối lượng cốt thép và khối lượng bê tông. Từ đó, tính toán kết cấu chịu lực, trọng lượng của dự án và các chỉ số an toàn của dự án.

Nhờ trọng lượng của thép xây dựng, bạn có thể dự đoán lượng thép cần thiết cho việc xây dựng một dự án. Điều này đảm bảo lượng thép bạn mua không bị thừa (gây lãng phí) hoặc thiếu (ảnh hưởng đến tiến độ thi công). 

Thép do Tân Hoàng Giang sản xuất

Ngoài ra, việc bạn có thể biết được lượng thép sử dụng trong xây dựng giúp chủ động tính toán giá thành của loại thép sử dụng. Điều này giúp bạn rất nhiều trong việc lập ngân sách, quản lý chi phí và cân đối nhiều yếu tố để đạt được hiệu quả tối đa trong việc xây dựng dự án.

Trọng lượng thép xây dựng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thép được sử dụng với các mục đích khác nhau. Tất nhiên, mỗi loại thép xây dựng có một trọng lượng riêng khác nhau. Một số loại thép xây dựng phổ biến bao gồm:

  • Thép cuộn: Có dạng dây cuộn, trơn hoặc có gân. Thông thường, đường kính của thép cuộn dao động từ 6mm đến 12mm, trọng lượng từ 1000kg đến 2000kg/cuộn. Thép cuộn thường được sử dụng trong nhà ở, cầu cống, đường hầm, v.v. Yêu cầu kỹ thuật đối với thép cuộn phải đảm bảo độ giãn dài, độ chảy và độ bền tức thời. Việc kiểm tra sự phù hợp của thép cuộn thường được các kỹ sư xác định bằng cách thử nghiệm kéo và thử uốn nguội.
  • Thép thanh vằn hoặc thép gân tròn: Đây là một trong những loại thép thông dụng được sử dụng làm bê tông cốt thép trong các công trình nhà cao tầng, cầu đường, nhà máy thủy điện, v.v. Đường kính từ 10mm đến 55mm, dài 11,7m / thanh hoặc theo yêu cầu của từng khách hàng theo các kích thước khác nhau.
Thép có kích thước và trọng lượng lớn
Thép có kích thước và trọng lượng lớn
  • Thép tròn: chiều dài thường là 12m / cây. Mặt ngoài của thanh thép phẳng và nhẵn
  • Thép dạng ống: Bên trong là kết cấu rỗng, có thành mỏng, độ cứng cao và trọng lượng nhẹ, được sử dụng trong các công trình công nghiệp như chiếu sáng đô thị, hệ thống cọc siêu âm trong hạ tầng, tháp viễn thông, v.v.
  • Thép hộp: Được dùng chủ yếu để làm cổng, cửa, chân bàn, ghế… Có hai hình dạng chính là thép hộp vuông và thép hộp chữ nhật.
  • Thép hình: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại khác nhau như: I, H, V, U, T, C. Được sử dụng rộng rãi trong xây dựng kết cấu thép tiền chế như khung nhà xưởng, nhà thùng, ô tô, đóng tàu, cơ khí…

Cách tính trọng lượng thép

Trên thực tế, thép được chia thành các dạng khác nhau nên mỗi loại thép sẽ có một công thức tính trọng lượng riêng. Dưới đây là cách tính cho một số loại thép được chúng tôi tổng hợp:

Lưu ý một số từ viết tắt:

W: chiều rộng của thép

T: độ dày của thép

L: chiều dài của thép

T: Độ dày thép (mm)

A: Chiều dài thép bên (mm)

Tiến hành cân trọng lượng thép trước khi phân phối
Tiến hành cân trọng lượng thép trước khi phân phối

A1 và A2 lần lượt là cạnh thép số 1 và cạnh số 2

*Thép tấm

Trọng lượng (kg) = T (mm) * W (mm) * L (mm) * 7.85.

*Thép hộp vuông

Trọng lượng (kg) = [4 * T (mm) * A (mm) – 4T2 (mm)] * 7,85 * L (mm) * 0,001.

*Thép ống hình chữ nhật

Trọng lượng (kg) = [2 * T (mm) * (A1 + A2) (mm) – 4 * T2 (mm)] * L (mm) * 0,001 * 7,85.

*Thép ống tròn

Trọng lượng (kg) = 0,003141 * T (mm) * [O.D (mm) – T (mm)] * L (mm) * 7,85.

*Thép cây đặc hình tròn

Trọng lượng (kg) = 0,0007854 * O.D (mm) * O.D (mm) * L (m) * 7,85.

*Thép cây đặc lục lăng

Trọng lượng (kg) = 0,000866 * I.D (mm) * L (m) * 7.85

* Thanh la

Trọng lượng (kg) = 0,001 * W (mm) * T (mm) * L (m) * 7,85

Bảng tra trọng lượng thép

Để các bạn tiện theo dõi trong bài viết hôm nay chúng tôi xin tổng hợp bảng tra trọng lượng thép xây dựng mới nhất của các loại thép đang được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay.

Mời các bạn cùng theo dõi bảng tra trọng lượng thép sau:

Đường kính danh nghĩa Chiều dài

(M/cây)

Khối lượng/mét

(kg/m)

Khối lượng/cây

(kg/cây)

Số cây/bó Khối lượng/bó

(tấn)

10 mm 11,7 0,617 7,22 230 2,165
12 mm 11,7 0,888 10,39 200 2,701
14 mm 11,7 1,210 14,16 140 2,689
16 mm 11,7 1,580 18,49 120 2,772
18 mm 11,7 2,000 23,40 100 2,691
20 mm 11,7 2,470 28,90 80 2,745
22 mm 11,7 2,980 34,87 60 2,649
25 mm 11,7 3,850 45,05 50 2,702
28 mm 11,7 4,840 56,63 40 2,718
32 mm 11,7 6,310 73,83 30 2,657

Tiêu chuẩn trọng lượng thép xây dựng trên thị trường

Thép có đạt tiêu chuẩn chất lượng hay không là một trong những yếu tố lựa chọn quan trọng. Hiện nay, các tiêu chuẩn thép xây dựng phổ biến được áp dụng tại Việt Nam là:

  • Theo tiêu chuẩn Nhật Bản: JIS G3505 – 1996, JIS G3112 – 1987.
  • Tiêu chuẩn trọng lượng thép xây dựng Việt Nam: TCVN 1651 – 1985, TCVN 1651 – 2008.
  • Theo tiêu chuẩn Mỹ: ASTM A615 / A615M-08.
  • Tiêu chuẩn trọng lượng thép xây dựng Anh Quốc: BS 4449: 1997.

Ngoài ra, tiêu chuẩn sắt thép xây dựng còn phụ thuộc vào nhiều thông số kỹ thuật khác. Tuy nhiên về cơ bản, bạn cần lưu ý rằng thép đáp ứng được 1 trong 4 tiêu chí này cũng là một phần đảm bảo chất lượng tốt nhất cho công trình của bạn.

Lời kết

Bảng tra trọng lượng thép trong bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin về trọng lượng chính xác của các loại thép. Từ đó đưa ra được những tính toán phù hợp cho các công trình xây dựng. Nếu có nhu cầu mua các loại sắt thép xây dựng thì bạn có thể liên hệ với Tân Hoàng Giang theo thông tin dưới đây.

  • Ms Hằng: 0913 096 036 (24/7)
  • Ms Thu: 0945 880 193
  • Ms Hài: 0914 506 992