Cách sơn tĩnh điện tại nhà hiệu quả nhất 2022【Bật Mí】

Những năm gần đây thì công nghệ sơn tĩnh điện rất được ưa chuộng trên thị trường bởi nó tạo ra phát thải ít hơn so với những công nghệ khác. Nếu như bạn đang tìm kiếm cách sơn tĩnh điện tại nhà một cách hiệu quả, tiết kiệm thì hãy theo dõi ngay bài viết của chúng tôi dưới đây!

Sơn tĩnh điện là gì?

Sơn tĩnh điện là quá trình phun sơn bột lên bề mặt cần xử lý . Tiếp sau đó, sẽ gia nhiệt làm cho lớp bột này chảy ra và đông cứng lại trên bề mặt kim loại đó, tạo nên một lớp sơn bảo vệ đồ vật. 

Sơn tĩnh điện hoạt động trên nguyên lý tích điện trái dấu làm cho những hạt sơn bột bám đều hơn lên bề mặt vật liệu cả ở những góc khuất của bề mặt vật liệu. Sau khi phủ bột sơn xong, các sản phẩm sẽ được đưa tới phòng gia nhiệt 120 đến 200 độ C trong khoảng 15 tới 20 phút tùy thuộc vào sản phẩm. 

Sơn tĩnh điện là phương pháp giúp bảo vệ cho bề mặt sản phẩm

Ưu, nhược điểm của sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện có nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp sơn truyền thống cả về thẩm mỹ lẫn hiệu quả.

Ưu điểm

Mang lại lợi ích kinh tế cao

Sơn tĩnh điện có giá thành tương đối phải chăng trên thị trường. Đồng thời độ bám dính của loại sơn này rất cao có thể lên tới 60-70%, trong khi với những loại sơn thông thường chỉ là 30-40%.Nhờ đó tăng tuổi thọ cho bề mặt sơn. Bên cạnh đó, trong quá trình sơn, lượng sơn bột thừa hoàn toàn có thể thu hồi và tái sử dụng lại, giúp tiết kiệm chi phí sơn hiệu quả.. 

An toàn với người dùng

Trong sơn tĩnh điện có thành phần chính là bột màu, nhựa và chất phụ gia. Đây đều là những chất dễ bay hơi  vì thế, phương pháp sơn này tương đối an toàn với cả người sơn và người sử dụng, giảm thiểu nguy cơ bị dính sơn lên da gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nâng cao hiệu suất sản xuất 

Sản phẩm có thể sử dụng ngay sau khi sơn tĩnh điện khoảng 20 đến 30 phút, rút ngắn thời gian chờ đợi sơn khô để chuyển sang công đoạn tiếp theo như các phương pháp truyền thống. Nhờ đó tiết kiệm thời gian sản xuất, tăng năng suất sản xuất.

Vật liệu thân thiện với môi trường

Những loại sơn trên thị trường hiện nay đã có nhiều dẫn chứng khoa học cho thấy có tác động xấu tới tầng ozon. Đi ngược lại với những loại sơn đó thì sơn tĩnh điện hoàn toàn không sử dụng dung môi, có thể xử lý sau khi đưa ra ngoài môi trường dễ dàng.

Phương pháp sơn tĩnh điện có nhiều ưu điểm nổi bật

Nhược điểm

Tốn chi phí đầu tư lúc đầu

Sơn tĩnh điện, bạn cần  nhiều loại máy móc chuyên dụng hỗ trợ. Chính vì vậy, nếu muốn thực hiện sơn theo phương pháp này,người sử dụng cần phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để đầu tư ban đầu.

Đòi hỏi về tay nghề người thực hiện 

Cách sơn tĩnh điện là phương pháp sơn khác với các cách làm truyền thống, do đó, để làm quen, thợ sơn cần có thời gian tìm hiểu và thực hành.  Đồng thời, phương pháp này cũng , yêu cầu người thực hiện công việc phải có kinh nghiệm cũng như hiểu rõ các bước sơn.

Ứng dụng trong thực tế của sơn tĩnh điện

Hoạt động dựa vào nguyên lý tĩnh điện trong vật lý nên rất thích hợp với những vật liệu kim loại, nhất là các thiết bị máy máy trong công nghiệp. Do đặc tính bền màu, giữ được tính thẩm mỹ cao, khó bị phai màu bởi yếu tố thời tiết nên khá là phù hợp với loại sơn tĩnh điện này. Có một số loại nhôm phổ biến thích hợp với loại sơn này như nhôm 700, nhôm Việt Pháp, nhôm Xingfa tem đỏ,…

Ngoài ra, chúng ta có thể kể tới những ứng dụng thực tế của sơn tĩnh điện như sau:

  • Ứng dụng trong việc sơn kệ sắt thép, hàng rào mạ kẽm, khung sắt hay cửa nhôm kính,..
  • Ứng dụng trong ngành công nghệ xe máy, ô tô như nắp capo, khung xe, tay nắm cửa, bộ lọc, bộ tản nhiệt,… cùng nhiều chi tiết khác.

Sơn tĩnh điện có ứng dụng cao trong đời sống sinh hoạt và sản xuất

Mách bạn cách sơn tĩnh điện tại nhà nhanh chóng, hiệu quả nhất

Dưới đây là cách sơn tĩnh điện an toàn, nhanh chóng và hiệu quả nhất được những người thợ lành nghề, có kỹ thuật và kinh nghiệm chia sẻ lại. Nó sẽ bao gồm 4 bước sau:

Bước 1: Xử lý bề mặt vật liệu cần sơn

Cách sơn tĩnh điện đạt kết quả tối ưu nhất là xử lý bề mặt vật liệu cần sơn sạch sẽ, không có rỉ sét. Để làm sạch bề mặt, chúng ta cần nhúng chúng vào những bể chứa hóa chất như HCl, H2SO4 hoặc bể chứa hóa chất định hình mặt.

Bước 2: Sấy khô bề mặt vật liệu cần sơn trước khi tiến hành sơn

Sấy khô bề mặt vật liệu trước kia sơn, đây là bước sau khi xử lý bề mặt vật liệu bằng hóa chất. Bước này là bước bắt buộc vì vật liệu phải được xử lý khô hoàn toàn trước khi sơn. Lò sấy khô được thiết kế với chức năng sấy khô hơi nước để nhanh chóng đưa vật cần sơn vào sơn. Lò này sử dụng nguồn nhiệt chủ yếu từ bếp hồng ngoại hoặc sử dụng đầu đốt là khí gas.

Bước 3: Tiến hành sơn

Cách sơn tĩnh điện chính là dùng súng phun sơn chuyên dụng giúp bột sơn chuyển hóa theo nguyên lý điện tích, giúp cho sơn bám vào bề mặt vật liệu cần sơn. Ở bước này cần phải đưa vào phòng phun sơn, một tác dụng của buồng phun sơn đó chính là thu hồi lại lượng sơn bột còn dư ra để lần sau tái sử dụng. 

Bước 4: Sấy khô sản phẩm

Sấy sơn tĩnh điện chính là bước cuối cùng để hoàn thành công đoạn sơn tĩnh điện, thời gian sấy sơn sẽ mất khoảng 30 phút. Trong 20 phút đầu là thời gian để nhiệt độ lên đủ 180-200 độ C. Và 10 phút cuối là để ủ sơn làm cho chín sơn.

Cách sơn tĩnh điện tiết kiệm, hiệu quả tại nhà mới nhất

Lời kết

Trên đây là cách sơn tĩnh điện bằng phương pháp thủ công tại nhà tiết kiệm, nhanh chóng và hiệu quả nhất chúng tôi chia sẻ tới mọi người. Hy vọng rằng nó sẽ giúp ích cho mọi người trong quá trình tìm hiểu về sơn tĩnh điện. Tại Tân Hoàng Giang có cung cấp đầy đủ những thiết bị cũng như sơn tĩnh điện để quý khách có thể sơn tại nhà. Nếu quý khách hàng muốn biết thêm chi tiết về những sản phẩm này vui lòng liên hệ với hotline của chúng tôi dưới đây.

Ms Hằng: 0913 096 036 (24/7)

Ms Thu: 0945 880 193

Ms Hài: 0914 506 992