Nguyên Tắc Bố Trí Thép Dầm Trong Xây Dựng Như Thế Nào?

Tuân thủ nguyên tắc bố trí thép dầm là một trong những điều kiện bắt buộc trong thi công xây dựng. Nếu bố trí thép dầm không đúng cách có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, thậm chí là gây nguy hiểm cho tính mạng con người. Dưới đây là những nguyên tắc bố trí thép dầm do chúng tôi tổng hợp, mời bạn cùng tham khảo!

Nguyên tắc bố trí thép dầm đạt chuẩn 

Muốn thi công công trình một cách công trình chính xác, nhanh chóng mà vẫn đảm bảo về mặt an toàn, chất lượng thì việc hiểu rõ nguyên tắc bố trí thép dầm là rất cần thiết. Càng hiểu rõ và vận dụng tốt các nguyên tắc này bao nhiêu thì thời gian thi công và chi phí xây dựng sẽ càng tiết kiệm bấy nhiêu. Vậy nguyên tắc bố trí thép dầm như thế nào mới đạt chuẩn? 

Bố trí thép dầm  theo tiết diện ngang

Thép dầm được bố trí theo 2 kiểu là tiết diện ngang và tiết diện dọc. Vì vậy, nguyên tắc bố trí thép dầm với mỗi loại sẽ có sự khác nhau. Khi xây dựng, bạn cần phân biệt rõ để tránh nhầm lẫn khi áp dụng. 

Chọn đường kính cốt thép dầm theo tiết diện dọc

Trong bố trí thép dầm, đường kính cốt thép sẽ có ảnh hưởng đến phần dầm. Theo đó, kích thước đường kính dầm sàn lý tưởng sẽ dao động trong khoảng 12mm – 25mm. Nhưng theo kinh nghiệm của các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, con số này vẫn có thể thay đổi lên đến 32mm. Miễn là bảo đảm đường kính không lớn hơn 1/10 chiều rộng của dầm.

Lớp bảo vệ cho cốt thép dầm

Trong nguyên tắc bố trí thép dầm theo tiết diện ngang, cần để tâm đến lớp bảo vệ cốt thép dầm. Đặc biệt, phân biệt rõ lớp C1 và C2 trong bảo vệ cốt thép là điều rất cần thiết. Lớp bảo vệ không được quá bé, đặc biệt là khi so sánh với đường kính cốt thép. Ngoài ra, giá trị này cũng không được thấp hơn Co. Chi tiết như sau:

Với cốt thép chịu lực: Bản và tường có chiều dày <100mm thì Co=10mm. Nếu chiều dày >100 thì Co= 5mm. Trường hợp sườn và dầm cao <250mm thì Co=15mm. Ngược lại, nếu sườn và dầm >250mm thì Co=20mm. 

Sơ đồ đong neo và uốn cốt thép nằm ngang

Khoảng hở của cốt thép dầm trong bố trí thép dầm

Một nguyên tắc quan trọng nữa được các chuyên gia đặt ra là kích thước hở giữa hai mép cốt thép không được nhỏ hơn đường kính cốt thép. Ngoài ra kích thước đó cũng phải lớn hơn trị số to. Chú ý khi đặt cốt thép phải đặt thành 2 hàng, hàng phía trên to = 50mm.

Kích thước hở giữa hai mép cốt thép không được nhỏ hơn đường kính cốt thép

Giao nhau của cốt thép dầm

Khi bố trí thép dầm theo tiết diện ngang thì không thể tránh khỏi việc giao nhau. Cần lưu ý đặt sao cho cốt thép phía trên dầm chính dễ dàng đặt vào khoảng trống giữa 2 hàng. Làm như vậy thì việc kẹp cốt thép dầm sàn vào giữa sẽ thuận lợi hơn

Bố trí thép dầm dọc

Khi bố trí thép dầm dọc cũng cần am hiểu những nguyên tắc và kinh nghiệm nhất định. Bao gồm:

  • Vùng momen dương được xếp ở dưới và cốt thép dọc chịu lực nằm trên momen âm. Vùng momen dương được xếp ở dưới. Đây là nguyên tắc bất di bất dịch mà bạn phải ghi nhớ để thực hiện đúng trong mọi trường hợp.
  • Tại những vị trí đã được tính toán về cách lựa chọn, bố trí cốt thép tại nơi có momen lớn nhất. Có thể uốn chuyển vùng hoặc cắt bớt thanh thép để tiết kiệm diện tích cũng như số lượng thép sử dụng.
  • Đảm bảo lượng cốt thép đã đặt chịu được tải trọng của momen uốn tại các tiết diện thẳng góc, tiết diện nghiêng.
  • Ở các vị trí chịu lực lớn cần neo cố định ở đầu các thành cốt thép. Đồng thời, cần xác định cẩn thận để quá trình thi công luôn đảm bảo được thực hiện theo phương dọc.

Các cách bố trí thép dầm dọc

Bản vẽ Kỹ thuật cốt thép dầm

Theo như hình vẽ dưới đây thì ngoài mặt chính, mặt cắt còn có thêm hình triển khai thanh cốt thép. 

  • Mỗi cốt thép được ký hiệu bằng một con số và đại diện cho một loại thanh có kích cỡ và hình dạng riêng biệt
  • Các thông tin về cốt thép được ghi ở nơi dễ thấy, thường là nơi đầu tiên mà nó xuất hiện. Những lần sau thì chỉ cần ghi ký hiệu.
  • Các mặt cắt giống nhau thì chỉ cần ghi kích thước, hình dạng một lần ở mặt đại diện.
  • Gần ghi chú rõ thông tin về chiều dày của lớp bê tông bảo vệ

Bản vẽ kỹ thuật trong bố trí thép dầm dọc

Những kinh nghiệm bố trí thép dầm chính xác nhất 

Cách bố trí thép dầm thường sẽ dựa vào phương án bố trí cốt thép. Khi thi công bố trí thép trong dầm, rất khó để có thể làm một lần là được luôn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham khảo các nguyên tắc bố trí thép dầm khác về uốn cốt thép dầm, uốn neo gập, neo cốt thép ở giữa nhịp uốn móc tròn, …

Bố trí thép dầm nhịp 5m đẹp

Cách bố trí thép dầm nhịp 5m đẹp như sau: Lớp dưới cùng là 3 thanh sắt 16, góc số 2 bố trí 2 thanh sắt 16, góc số 3 bố trí 1 thanh sắt 16. Bố trí như vậy khi kéo dài 5m sẽ giúp dầm chắc chắn hơn.

Trong trường hợp khẩu độ lớn hơn thì nên bố trí với tiết diện là 200cmx400cm. Tuy nhiên tiết diện này vẫn chưa thật sự lý tưởng. Do đó, cách bố trí tốt nhất là 4 thanh sắt 18 sử dụng làm thép chủ lực, được tăng cường thêm 1 thanh sắt 16 tại mỗi vị trí gối và bụng. Đồng thời, bổ sung đai sắt ở ô cầu thang có dầm chiếu tới gác.

Cách bố trí thép dầm nhịp 5m

Bố trí thép dầm nhịp 7m

Cách bố trí dầm nhịp 7m cũng tương tự như bố trí thép dầm nhịp 5m. Bạn phải thật sự hiểu biết và có kinh nghiệm để đưa ra quyết định chính xác trong bố trí thép đai dầm của mình. Nếu bạn không có kinh nghiệm chuyên môn thì không nên tự ý thực hiện. Hãy liên hệ ngay đơn vị xây dựng hoặc với chuyên gia để có phương án phù hợp và tối ưu nhất.

Bố trí thép dầm nhịp 9m

Phương án bố trí thép dầm 9m có chiều dày sàn có kích thước từ 20cm – 22cm và số lượng thép trong sàn thường ít để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, nếu lựa chọn cách bố trí dầm nhịp 9m thì đòi hỏi người thợ phải có trình độ chuyên môn cao dưới sự theo dõi chặt chẽ của quản lý và hệ thống giám sát. 

Lời kết 

Bài viết trên đây đã tổng hợp những nguyên tắc bố trí thép dầm cột quan trọng trong xây dựng nhà ở. Mong rằng những chia sẻ trên từ Tân Hoàng Giang sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về cách bố trí thép dầm cột nói riêng và kiến thức xây dựng nhà ở nói chung.

Ms Hằng: 0913 096 036 (24/7)

Ms Thu: 0945 880 193

Ms Hài: 0914 506 992