Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là kim loại gì?

Hiện tại, có rất nhiều kim loại đã được con người khám phá và ứng dụng. Trên thực tế, mỗi kim loại sẽ có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Vậy, kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là kim loại nào? Nếu bạn chưa biết thì cùng Tân Hoàng Giang khám phá về kim loại này ngay nhé.

Thủy ngân – Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất

Thủy ngân có ký hiệu là Hg trong bảng tuần hoàn. Hg là ký hiệu được lấy từ tiếng Hy Lạp – hydrargyrum- có nghĩa là thủy ngân (nước bạc). Đây là một kim loại nặng, và có ánh bạc. Thủy ngân chính là kim loại có dạng lỏng ở nhiệt độ thường, cũng là kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất hiện nay.

Thủy ngân là kim loại có dạng lỏng

Thủy ngân có ở đâu?

Trong tự nhiên, thủy ngân có thể tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau như: dạng vô cơ (có hại cho những người làm những ngành nghề có thể tiếp xúc với các chất độc hại như công nhân trong nhà máy hóa chất) và dạng hữu cơ (điển hình như: methylmercury, một loại chất mà bạn có thể tiếp xúc thông qua quá trình ăn uống). 

Đến nay thủy ngân là kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất con người biết đến. Chúng được tìm thấy nhiều trong tự nhiên bên trong lớp vỏ ngoài của trái đất. Thông thường, chúng được giải phóng ra môi trường bên ngoài thông qua một số hoạt động của núi lửa, phong hóa đá và các tác động từ bên ngoài của con người.

Đặc biệt, hoạt động sản xuất của con người là nguyên nhân chủ yếu. Điển hình trong số đó là những nhà máy nhiệt điện, lò than, đốt than dân dụng để sưởi ấm và nấu ăn, trung tâm công nghiệp,… Ngoài ra còn có nguyên nhân do hậu quả từ việc khai thác thủy ngân, vàng và một số kim loại khác,…

Ở môi trường tự nhiên, thủy ngân có thể bị vi khuẩn tác động đến rồi chuyển thành dạng methylmercury. Methylmercury sẽ gây ra hiện tượng lũy sinh học trong cơ thể của cá và các động vật giáp xác. Tích lũy sinh học thường xảy ra khi sinh vật sống này có chứa một số chất có nồng độ cao hơn so với môi trường xung quanh. Ngoài ra, methylmercury cũng là nguyên nhân dẫn đến sự tích lũy chất độc ở trong chuỗi thức ăn.

Thủy ngân có ở mọi nơi

Ứng dụng của Thủy Ngân

Ngày nay, Thủy Ngân là kim loại được sử dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, có thể kể đến như sau:

  • Ứng dụng thủy ngân trong chế tạo, sản xuất các loại hóa chất và một số loại nhiệt kế.
  • Thủy ngân được ứng dụng trong kỹ thuật điện, điện tử.
  • Điều chế Thimerosal – hợp chất hữu cơ có tác dụng như chất khử trùng trong mực xăm và vaccin.
  • Sản xuất, chế tạo một số loại đèn huỳnh quang và đèn hơi thủy ngân trong lĩnh vực quảng cáo.
  • Được sử dụng để tách vàng, bạc từ các quặng khoáng chất.
  • Ngoài ra, trên thế giới vẫn còn một số nơi dùng thủy ngân để phục vụ các nghi lễ văn hóa hay y học.

Một số lưu ý về thủy ngân – Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất

Thủy ngân là kim loại ở dạng lỏng khó phân hủy trong môi trường và tích lũy sinh học ở trong chuỗi thức ăn. Kim loại này ít độc, nhưng hơi thủy ngân, đặc biệt là một số hợp chất cũng như muối thủy ngân lại rất độc, có khả năng làm tổn thương thận, hệ thần kinh, tiêu hóa, hô hấp, hệ thống miễn dịch. Đặc biệt, hơi thủy ngân sẽ ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương và ngoại biên, phổi, da, thận. Hơn nữa, chúng cũng tác động tới hệ thống miễn dịch và có nguy cơ gây đột biến. 

Thủy ngân giải phóng ra từ các chất thải có chứa thủy ngân sẽ tồn tại ở trong môi trường như đất, nước, không khí, trầm tích,… Chúng có thể tích tụ trong chuỗi thức ăn rồi đi vào cơ thể con người qua quá trình tiêu thụ cá và hải sản bị nhiễm thủy ngân hoặc bị hít phải hơi thủy ngân trực tiếp. Để biết mức độ thủy ngân có trong môi trường do chất thải thủy ngân, các nhà khoa học cần tiến hành phân tích những mẫu khác nhau như: mẫu sinh học (cá, tôm, sò, hến,…), mẫu môi trường như nước, trầm tích, đất,…

Xem thêm: https://vtcnetviet.com/

Thủy ngân là kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất

Nhiễm độc cấp tính

Nguyên nhân của nhiễm độc thủy ngân cấp tính có thể do tai nạn như vỡ bình chứa, hỏa hoạn, hơi thủy ngân bốc lên với nồng độ cao. Điều này tác động trực tiếp tới hệ hô hấp, gây viêm phế quản, viêm phổi kẽ lan tỏa, viêm thận, đạm huyết tăng nhanh, nhiễm axit. Ngoài ra, chúng có thể gây viêm loét miệng, nôn ra máu, suy sụp cơ thể. Bạn sẽ cảm thấy khó thở, chuột rút, giật cơ, mê sảng, có nguy cơ tử vong trong vòng từ 24 – 36 giờ.

Nhiễm độc thủy ngân do công việc

Khi tiếp xúc với nồng độ thấp trong thời gian dài sẽ kéo dài những triệu chứng phần lớn ở hệ tiêu hóa và hệ thống thần kinh. Không chỉ vậy, nhiễm độc này có thể tác động tới hệ hô hấp, đường tiết niệu,…

  • Những triệu chứng về đường tiêu hóa như viêm ruột, xuất huyết đường tiêu hóa, viêm lợi, viêm miệng. Ngoài ra, bạn có thể gặp tình trạng đường viền thủy ngân màu xanh ở bờ răng lợi.
  • Những triệu chứng liên quan tới thần kinh như: run cố ý, bệnh Parkinson cùng tình trạng run khi nghỉ và suy giảm chức năng vận động.
  • Tiếp xúc lâu dài với thủy ngân có thể xảy ra tình trạng run mí mắt, rối loạn thị giác, viêm màng tiếp hợp.
  • Thủy ngân là nguyên nhân gây ung thư, biến đổi gen và nặng hơn là gây quái thai.
  • Bạn có thể có cảm giác đau lan tỏa, hoặc bong da bàn tay, bàn chân. Một ví dụ điển hình là bệnh Minamata do ăn cá và sò bị nhiễm độc methyl thủy ngân ở vịnh Minamata, thuộc tỉnh Kumamoto, Nhật Bản. Lúc đó, có tới 17.000 người nhiễm độc, 1484 người chết và 10.626 người được bồi thường (tính tới năm 1997).

Thủy ngân - kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là nguyên nhân gây hại cho cơ thể người

Lời kết

Qua những thông tin chúng tôi vừa đề cập ở bài viết trên, mong rằng bạn đọc đã nắm được những thông tin cơ bản về kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất. Nếu có gì còn chưa hiểu, hãy liên hệ với chúng tôi ngay lập tức để được hỗ trợ và tư vấn.

Ms Hằng: 0913 096 036 (24/7)

Ms Thu: 0945 880 193

Ms Hài: 0914 506 992