Nội dung
Hiện nay, ngành xây dựng đã và đang ngày một phát triển cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế. Vật liệu xây dựng cũng vì thế mà được sản xuất nhiều hơn và đa dạng hơn trước rất nhiều. Trong đó phải kể đến một loại vật liệu quen thuộc đó là thép cấu tạo. Vậy bạn có hình dung được thép cấu tạo là gì không? Có lẽ nó còn là thuật ngữ xa lạ với nhiều người trong chúng ta. Chỉ khi làm trong ngành thì bạn mới biết rõ về những cụm từ chuyên môn này. Vì thế, hôm nay chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu về thép cấu tạo để hiểu hơn về loại vật liệu xây dựng này nhé.
- Bảng báo giá thép tròn trơn mới nhất tại Tân Hoàng Giang
- Thép Ống Đen Tròn | Báo Giá | Kích Thước | Trọng Lượng
- Báo giá thép hình chữ I tốt nhất hiện nay | Tân Hoàng Giang
Thép cấu tạo là gì?
Thép cấu tạo hay còn gọi là cốt thép là loại thép dùng để đặt bên trong kết cấu của các loại bê tông. Thép cấu tạo có chức năng liên kết các thép chịu lực tạo thành khung hoặc lưới. Loại thép này giúp cột bê tông cốt thép chịu được các ứng suất phát sinh do thay đổi nhiệt độ. Ngoài ra, nó giúp phân phối trọng tải tốt hơn cho công trình xây dựng.
Nói chung, thép cấu tạo đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành kết cấu bê tông cốt thép. Nếu không có thép cấu tạo, khả năng chịu lực của kết cấu khối bê tông không thể được cải thiện một cách tối ưu. Trong nhiều trường hợp, bê tông có thể bị nứt hoặc hỏng cục bộ nếu không sử dụng thép cấu tạo. Vậy là đã xong phần trả lời cho câu hỏi thép cấu tạo là gì, chúng ta cùng sang phần kế tiếp nhé.
Ứng dụng của thép cấu tạo trong xây dựng
Trong trường hợp bình thường, bê tông chỉ có thể chịu lực kéo bằng 1/10 trọng lực, tức là nó chỉ có thể chịu lực kéo khoảng 100-200N trên một cm vuông. Nếu dầm của công trình có kết cấu bằng bê tông thì phần chịu lực phía trên thường không bị phá vỡ, nhưng phần chịu lực phía dưới dễ bị nứt gây gãy dầm.
Để tăng cường độ chịu kéo của dầm bê tông và phát huy khả năng chịu tải vượt trội, có thể đặt cốt thép hay nói cách khác là thép cấu tạo vào dầm bê tông. Cốt thép là vật liệu xây dựng có độ bền kéo tốt, có thể chịu được lực kéo 24.000-60.000 N trên một cm vuông và độ bền kéo của nó cao hơn so với thép cường độ cao, vì vậy nó có thể được sử dụng để chịu lực kéo thay thế của bê tông.
Khi dầm bê tông cốt thép chịu tác dụng của trọng lực bên ngoài, lực kéo do tiết diện sinh ra nằm ở mặt dưới của dầm, do đó cốt thép phải được bố trí ở phía dưới gần với mặt bên của dầm. Ngoài ra, mặt trên của dầm cũng có các thanh thép có tác dụng giữ các thanh thép bên trong dầm chứ không thể chịu lực quá lớn.
Tìm hiểu quy định của lớp bảo vệ thép cấu tạo trong xây dựng
Sau khi hiểu được thép cấu tạo là gì, chúng ta hãy cùng xem các quy định về lớp bảo vệ của thép cấu tạo trong mục này.
Vỏ bê tông cốt thép là phần kéo dài từ mặt ngoài cùng của khối bê tông đến mặt ngoài của cốt thép. Vai trò của lớp bảo vệ này là đảm bảo hoạt động đồng nhất và tính đồng thời giữa thép cấu tạo và thép chịu lực. Bên cạnh đó, lớp bảo vệ bê tông cốt thép có chức năng bảo vệ thanh thép khỏi các tác nhân từ môi trường.
Trong quá trình thi công, sẽ có 2 lớp cốt thép bao gồm:
- Lớp bảo vệ cốt thép cấu tạo của công trình
- Lớp bảo vệ cốt thép chịu lực của công trình
Nói chung, độ dày của vỏ thép cấu tạo bắt buộc không được nhỏ hơn độ dày của đường kính cốt thép.
Lưu ý: Các giá trị trên áp dụng cho kết cấu của những nơi ẩm ướt ngoài trời. Theo TCVN 327-2004, một số công trình sẽ phải tăng chiều dày nếu bị ảnh hưởng bởi môi trường biển hoặc môi trường có nước mặn. Nếu trong môi trường có tính xâm thực, phần kết cấu phải có thêm tấm ốp hoặc các biện pháp bảo vệ khác.
Những yêu cầu của thép cấu tạo khi làm bê tông cốt thép
Trong bê tông cốt thép, thép cấu tạo có chức năng cố định vị trí và liên kết các cốt thép chịu lực. Nó giúp tạo khung vững chắc cho cốt thép và giúp nâng cao độ ổn định của khối bê tông cốt thép và toàn bộ công trình. Vì vậy, ngoài việc nhận biết thép cấu tạo là gì thì yêu cầu của thép cấu tạo là vấn đề được quan tâm nhiều nhất.
Về yêu cầu của thép cấu tạo trong việc sử dụng nó làm bê tông cốt thép thì trước hết thép cấu tạo phải đảm bảo còn mới và không bị han gỉ. Không bao giờ sử dụng thép cấu tạo bị rỉ sét vì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Vì vậy, nếu để thép cấu tạo ngoài trời thì phải dùng bạt che chắn cẩn thận. Nếu cốt thép đã bị rỉ sét, người xây dựng có thể cạo gỉ trước và sau khi đổ bê tông cốt thép.
Thứ hai, thép cấu tạo về cơ bản cần được giữ cố định. Các nhà xây dựng sẽ phải buộc các mối nối bằng neo thật chặt. Việc này được làm với mục đích để đảm bảo rằng cốt thép không di chuyển trong khi bê tông đang được đổ. Ngoài ra, con kê trong sàn thép hoặc bộ tăng cứng chịu mô men âm phải bằng thép hoặc nhựa, và nhất định không dùng các mảnh vỡ. Vì nếu sử dụng những mảnh vỡ để làm, bê tông sẽ không thể kết dính với vật liệu và gây ra hiện tượng nứt, tạo điều kiện cho nước thấm vào bên trong và làm rỉ cốt thép.
Ngoài ra, thép cấu tạo cần được bó bằng dây thép sao cho thật chặt. Và nếu có những vị trí không thể buộc dây thì phải dùng biện pháp hàn. Đồng thời, tuyệt đối không được giẫm lên các đường nối dễ làm xê dịch cốt thép.
Lời kết
Nội dung về thép cấu tạo là gì đã được chúng tôi tổng hợp và chia sẻ vô cùng chi tiết. Bạn hãy lưu lại ngay để dùng khi cần thiết nhé. Và nếu muốn mua các sản phẩm về thép hay muốn được tư vấn về sản phẩm của Tân Hoàng Giang thì có thể liên hệ theo thông tin bên dưới. Với bề dày hoạt động 15 năm trong nghề, Tân Hoàng Giang cam kết mang đến những sản phẩm uy tín, chất lượng với giá cả phải chăng.
- Ms Hằng: 0913 096 036 (24/7)
- Ms Thu: 0945 880 193
- Ms Hài: 0914 506 992
- Địa chỉ: Số 179 Đường Dục Tú – Xã Dục Tú – Huyện Đông Anh – Thành phố Hà Nội
- Email: tanhoanggiang2009@gmail.com