Nội dung
Mác thép là một thuật ngữ chuyên môn trong ngành xây dựng, và không phải ai cũng hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến mác thép. Công ty Tân Hoàng Giang sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về mác thép là gì để có thể biết cách lựa chọn loại thép cho phù hợp.
- Ký hiệu các loại thép xây dựng | Thông tin & Ý nghĩa
- Bảng Tra Trọng Lượng Thép Các Loại Chính Xác Nhất 2022
- Khả Năng Chịu Lực Của Thép Chữ I Có Tốt Hay Không?
Tìm hiểu về mác thép
Mác thép là thuật ngữ khá quen thuộc trong ngành xây dựng. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về khái niệm cũng như phân loại mác thép trong nội dung dưới đây.
Định nghĩa mác thép
Mác thép là một thuật ngữ chuyên môn của ngành xây dựng, dùng để chỉ mức độ chịu lực của thép. Người ta dùng mác thép để phân loại chất lượng của sản phẩm thép.
Các thông số của mác thép phụ thuộc vào tiêu chuẩn của thép sử dụng, gồm các tiêu chuẩn trong và ngoài nước. Hiện nay, chất lượng thép xây dựng ngày càng cải tiến và cạnh tranh khốc liệt giữa các đơn vị sản xuất, kể cả các đơn vị trong nước và thép nhập khẩu. Để có thể chọn được loại thép phù hợp nhất với từng kết cấu công trình thì nhà thầu phải lựa chọn dựa vào mác thép, hay còn gọi là cường độ chịu lực của thép.
Phân loại mác thép trong xây dựng
Thực tế, mỗi thanh thép đều có ký hiệu mang những ý nghĩa riêng. Mác thép thể hiện “tiêu chuẩn sản xuất được áp dụng” của loại thép đó.
Ký hiệu thường dùng nhất là 2 loại SD và CB, ngoài ra còn có các ký hiệu khác.
Ký hiệu SD trên mác thép SD295, SD390, SD490
Theo tiêu chuẩn của Nhật Bản, thường phân loại thép theo SD295, SD390, SD490. Các con số đằng sau thể hiện cường độ chịu lực của thép (trong kỹ thuật còn gọi đây là giới hạn chảy của thép). Ví dụ SD240 nghĩa là thép có cường độ chịu lực 240N/mm2.
Ký hiệu CB trên mác thép CB240, CB300V, CB400V, CB500V
Ký hiệu CB thể hiện “cấp độ bền” của thép. “Cấp” viết tắt là C, “độ bền” viết tắt là B. Tên gọi và ký hiệu này theo tiêu chuẩn của Việt Nam. Các con số phía sâu ký hiệu (300, 400, 500,…) thể hiện cường độ của thép (còn gọi là giới hạn chảy của thép).
Ví dụ như loại thép có ký hiệu CB300, nghĩa là loại thép này có cường độ 300N/mm2. Ý nghĩa của CB300 là nếu một cây sắt có diện tích mặt cắt là 1mm2 thì có thể chịu được một lực kéo hoặc nén là 300kg (300N).
Các mác thép xây dựng phổ biến
Thị trường hiện nay có đa dạng các sản phẩm thép. Tuy nhiên để biết được các thông số kỹ thuật cần thiết, bạn cần nắm được các loại mác thép phổ biến hiện nay.
Mác thép của Việt Nhật
Thương hiệu thép Việt Nhật đã xuất hiện nhiều năm trên thị trường với chất lượng thép thuộc loại tốt nhất. Ký hiệu của thép Việt Nhật có logo hình hoa mai và các mác thép trong xây dựng sẽ từ d10 đến d51.
Mác thép của Miền Nam
Các loại thép cuộn của thương hiệu thép Miền Nam sẽ có chữ nổi VNSTEEL trên cuộn sắt phi 6 hoặc phi 8. Thép thanh vằn có ký hiệu V ở thân, các chữ và số chỉ rõ đường kính và in nổi chỉ số mác thép, từ 1m đến 1.2m sẽ lặp lại thông tin tuỳ vào đường kính cây thép. Loại thép góc đều cạnh có ký hiệu chữ V tại phần thân thép được in nổi, khoảng cách 1.2m đến 1.4m các thông tin sẽ được in lặp lại.
Mác thép thương hiệu Pomina
Thương hiệu Pomina có mác thép CB300V, CB400V, CB500V. Đây là các sản phẩm thép thuộc công ty Pomina sản xuất theo dây chuyền công nghệ Nhật Bản. Chất lượng thép đã được khẳng định và được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn.
Tiêu chuẩn mác thép Pomina áp dụng cho các loại thép thanh vằn và thanh vằn dạng cuộn hoặc các sản phẩm thép được nắn thẳng. Các loại thép này được sử dụng cho các công trình xây dựng dân dụng hoặc ứng dụng vào thi công hạ tầng giao thông thành phố.
Mác thép của công ty Hòa Phát
Hoà Phát cũng là một trong những thương hiệu uy tín trong lĩnh vực sản xuất vật liệu thép. Thanh thép Hoà Phát được nhận diện với ký hiệu ba hình tam giác cùng chữ Hoa Phat với mác thép bên cạnh.
Mác thép nào phù hợp khi xây dựng nhà ở, công trình
Đối với mỗi công trình có kết cấu xây dựng và nhu cầu sử dụng khác nhau thì sẽ cần đến từng loại thép có mác khác nhau. Đối với các thợ xây dựng lành nghề thì sẽ biết rõ mỗi loại thép phù hợp với từng loại công trình.
Tuy nhiên, với những người không làm trong ngành xây dựng hoặc mới vào ngành thì phải cần tìm hiểu kỹ hơn về mác thép, và cách tính số lượng thép cần dùng. Như vậy sẽ giúp công trình đạt hiệu quả tốt nhất, ngoài ra còn giúp chủ đầu tư tiết kiệm được thời gian và chi phí xây dựng cho công trình.
– Nếu xây dựng các công trình nhà biệt thự, hoặc các công trình nhà có độ cao 7 tầng trở xuống, thì chỉ cần chọn các mác thép có cường độ chịu lực cỡ CB300 hoặc SD295, không cần phải chọn các loại thép có cường độ chịu lực quá cao. Các loại thép này có cường độ tương đương nhau, phù hợp với công trình mà vẫn tiết kiệm được chi phí vật liệu.
– Nếu xây dựng các công trình lớn thì cần những loại thép có mức độ chịu lực cao hơn, chẳng hạn như sử dụng thép có mác SD390 hoặc CB400. Những loại thép này có độ chịu lực tốt, đảm bảo được an toàn cho kết cấu công trình. Còn với những công trình có hạng mục thi công lớn hơn nữa như các tòa cao ốc thì cần dùng đến các loại thép có mác SD490 hoặc CB500.
Lời kết
Như vậy, qua bài viết chúng ta có thể thấy việc hiểu được mác thép là gì và biết cách chọn lựa thép là rất quan trọng cho mỗi công trình. Việc biết cách chọn thép phù hợp sẽ giúp công trình của bạn đảm bảo an toàn bền vững, mà vẫn tiết kiệm được rất nhiều chi phí vật liệu cho chủ đầu tư.